Bạn đang dùng headphones close-back hay open-back để mixing & mastering?

  • Cập nhật : 04-12-2023 10:33:25
  • Đã xem: 1263
20231204_KEncdZoA.png

Trên thực tế headphones dạng kín (close-back) phổ biến hơn rất nhiều lần so với headphones dạng mở (open-back) bởi nhu cầu chủ yếu của người sử dụng để nghe nhạc một cách riêng tư. Và từ lúc nào đó người ta thuận tiện sử dụng những close-back headphones vào môi trường studio, cụ thể là cho ca sỹ nhạc công trong ca bin cho tới kiểm âm cho nhạc sỹ hoà âm hay producer sử dụng để tracking, mixing và cả mastering. 

Các hãng sản xuất headphones từ đó cũng điều chỉnh các đặc tính của headphones dạng close-back này cho phù hợp hơn cho môi trường studio. Những năm gần đây open-back headphones được nhiều người lựa chọn hơn trong môi trường studio xuất phát từ những nghiên cứu phát triển chuyên sâu của các hãng sản xuất cho headphones kiểm âm. 

Sự khác nhau cơ bản giữa close-back headphones và open-back headphones là ở chính tên gọi của nó, close-back là phía sau được bịt kín, còn open-back phía sau hở hay mở đối với âm thanh. Trong khi headphones kiểm âm cho ca sỹ và nhạc công trong cabin chúng ta buộc phải sử dụng loại close-back bởi âm thanh của nó ít bị lọt ra bên ngoài được micro thu lại gây tạp âm cho track vocal/instrument. Open-back headphones lại thể hiện được công năng của nó hơn trong phòng máy, nhạc sỹ & kỹ sư thu âm vừa kiểm âm tracking vừa có thể trao đổi công việc với người khác. Open-back headphones cũng tạo cảm giác thoải mái hơn cho người dùng hơn khi phải sử dụng liên tục trong nhiều giờ.

 

Tuy nhiên, sự khác nhau không chỉ ở kín và hở mà 2 loại headphones này có công năng khác nhau mà chính từ cấu trúc của chúng ảnh hưởng đến đặc tính âm thanh khác nhau. Cụ thể, close-back headphones có cốc tai nghe kín hoàn toàn từ phía sau, xung quanh, tới mút ốp tai khi đeo vào đầu thì màng rung bên trong của tai nghe được bịt lai và vận động trong một không gian kín. Đây là một cấu trúc không cân bằng bởi màng rung của tai nghe tạo ra một khí động học nhất định khi phát ra âm thanh nhưng trong môi trường bịt kín luồng không khí được tạo ra sẽ ảnh hưởng lên chính nó, làm cho âm thanh méo mó. Đây là điều hạn chế không thể khắc phục bằng kỹ thuật nên cho dù ở một số close-back headphones được đánh giá là chất lượng tốt nhưng đường đặc tính tần số (frequency response) của nó vẫn thua kém xa các loa kiểm âm tiêu chuẩn.

20231204_TdxM3HiC.png

(Đường đặc tính tần số của DT770, một close-back headphones của hãng Beyerdynamic

 

Do vậy, một music producer không thể dựa vào một công cụ thiếu cân bằng về mặt tần số âm thanh để tham chiếu cho sản phẩm của mình được. Nhưng đối với một open-back headphones, các kỹ sư thiết kế có tự do sáng tạo và nghiên cứu công nghệ trong một không gian mở. Màng loa tai nghe được tự do thể hiện nên đường đặc tính tần số dễ đạt được sự cân bằng hơn.

20231204_kqH6QDef.png

 

(Đường đặc tính tần số của S5X, một open-back headphones của hãng Ollo Audio

Và ngày càng có những chiếc open-back headphones được ra đời với công nghệ tiên tiến, không chỉ đạt được những tiêu chuẩn cao về một đường đặc tính tần số phẳng (Flat frequncy response) mà còn thể hiện chính xác được sắc thái tự nhiên và chi tiết về không gian của bản mix. Không bất ngờ khi ngày càng nhiều producer danh tiếng thế giới khẳng định họ ưu tiên số cho một chiếc open-back headphones nào đó hơn là một hệ thống loa kiểm âm đắt tiền hiện có trong studio của họ. 

Sẽ không phù hợp để so sánh giữa một cặp loa kiểm âm và một headphones kiểm âm trong việc hòa âm, mixing và mastering vì sử dụng loa cho chúng ta cảm xúc của sự rung động trên nhiều giác quan, thứ mà headphones không thể có được. Tuy nhiên nếu bạn chưa có 1 cặp loa kiểm âm thật sự chất lượng cộng thêm một căn phòng làm việc có trang âm tiêu chuẩn thì một open-back headphones đạt chuẩn sẽ là sự bổ sung hoàn hảo cho công việc mixing và mastering.

 

1/12/2023

TKD/Musictool.